Một số dạng thơ Đường_luật

Thất ngôn bát cú

Nguồn gốc thể thơ

Thơ thất ngôn bát cú thật ra là loại cổ thi xuất hiện rất sớm bên Trung Quốc, đến đời Đường mới được các nhà thơ đặt lại các quy tắc cho cụ thể, rõ ràng và từ đó phát triển mạnh mẽ. Đây là loại thơ mà mỗi bài thơ thường có tám câu, mỗi câu 7 chữ, tuân theo các quy tắc hết sức chặt chẽ:

Các quy tắc

  1. Dàn ý: Thông thường chia làm 4 phần: #Đề (câu 1 – 2): Câu thứ nhất là câu phá đề (mở ý cho đầu bài). Câu thứ hai là câu thừa đề (tiếp ý của phá đề để chuyển vào thân bài); Thực (câu 3 – 4): Còn gọi là cặp trạng, nhiệm vụ giải thích rõ ý chính của đầu bài;;Luận (câu 5 – 6): Phát triển rộng ý đề bài; Kết (hai câu cuối): Kết thúc ý toàn bài.
  2. Vần: Thường được gieo ở cuối câu 1, 2, 4, 6, 8.
  3. Ngắt nhịp: thường ngắt nhịp 2/2/3; 4/3.
  4. Đối: Có 2 cặp đối: Câu 3 đối với câu 4, câu 5 đối với câu 6, đối ở 3 mặt: đối thanh, đối từ loại và đối nghĩa. Nghĩa có thể đối một trong hai ý: đối tương hỗ hay đối tương phản.
  5. Niêm: Câu 1 niêm với câu 8, 2 – 3, 4 – 5, 6 – 7, tạo âm điệu và sự gắn kết giữa các câu thơ với nhau.
  6. Luật bằng trắc: thường căn cứ vào tiếng thứ hai trong câu một. Nếu tiếng thứ hai là thanh bằng ta nói bài thơ ấy viết theo luật bằng; nếu tiếng thứ hai là thanh trắc ta nói bài thơ viết theo luật trắc. Luật bằng trắc trong từng câu quy định: Nhất, tam, ngũ bất luận. Nhị, tứ, lục phân minh.

Chẳng hạn bài thơ Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác của Phan Bội Châu viết theo luật bằng

Câu 1: Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu,

__________B ____T______ B___B

Câu 2: Chạy mỏi chân thì hãy ở tù,

___________T ______B ____T_B

Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,

__________T_________B_______T__T

Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.

___________B ____T _____B___B

Bài thơ viết Qua Đèo Ngang của Bà Huyện Thanh Quan theo luật trắc:

Câu 1: Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà

___________T______ B _______T__B

Câu 2: Cỏ cây chen lá, đá chen hoa

_________B ______T ____B___B

Câu 3: Lom khom dưới núi, tiều vài chú

___________B _______T _____B__T

Câu 4: Lác đác bên sông, chợ mấy nhà.

___________T _____B ______T___B

Các biệt thể của thể thơ

Trong quá trình sử dụng, các nhà thơ đã sáng tạo thêm nhiều biệt thể mới của thể thơ Đường luật như:

  • Tiệt hạ: ý, lời mỗi câu thơ đều lơ lửng tuỳ người đọc suy nghĩ.
Ví dụ: Giải cờ thếGặp thế cờ hay muốn phá thì...'Điều quân khiển tướng chẳng qua vì...Trùng trùng trận cuộc song nhìn lại...Điệp điệp quan binh nhưng nghĩ đi...Ý chậm chí bền nên có lúc...Trí nhanh nước sáng vẫn đôi khi...Thú vui nhàn nhã dường như lắm...Mất ngủ mà sao thật lạ kỳ...(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
  • Yết hậu: thơ tứ tuyệt mà câu cuối chỉ có một vài chữ.
  • Thủ vĩ ngâm: câu tám lập lại y hệt câu một.
  • Vĩ tam thanh: cuối mỗi câu có từ láy ba
Ví dụ: Luyện cờSuốt ngày ôm sách cửa cừa cưaThua mấy thì thua chứa chửa chừaKỹ quá nên đành sương sướng sượngSơ nhiều chả trách đửa đừa đưaThế hòa sao cứ đàu đau đáuNước thắng can chi bứa bửa bừaCứ gắng, việc đời nan nán nản'Biết bao gương sáng xửa xừa xưa(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)

Đánh giá

Tuy thể thơ thất ngôn bát cú Đường luật phải tuân thủ theo những nguyên tắc chặt chẽ khó có thể làm được những bài thơ hay. Tuy nhiên nhiều nhà thơ Việt Nam như Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan, Nguyễn Khuyến, Tú Xương,... đã sử dụng thể thơ Đường luật đã để lại nhiều bài thơ có giá trị và trong quá trình sử dụng đã dân tộc hoá thể thơ này về nhiều phương diện.

Thất ngôn tứ tuyệt

Thực chất là một bài "thất ngôn bát cú" đem bỏ đi hai câu đầu hoặc hai câu cuối. Luật bằng trắc và niêm, vần... vẫn giữ nguyên, có thể bỏ luật đối ở hai câu 3, 4 hoặc 5, 6. Lúc này nó sẽ thành một bài thơ "bốn câu ba vần" mà Nguyễn Du đã nhắc trong truyện Kiều.

Ngũ ngôn tứ tuyệt

Thực chất là bài thất ngôn tứ tuyệt đem bỏ đi hai chữ đầu ở mỗi câu; các chữ còn lại vẫn giữ nguyên luật bằng trắc, niêm và vần.

Ví dụ: từ bài trên mà thành

Thuyền đưa khách thuận dằmBến cũ biệt mù tămChiếc lá bay theo gióTình xưa ghé đến thăm*Trăng rằm nghe tiếng bạn ta nóiTrong lúc sương tàn dế im hơiTỉnh ra thì cũng trời đã rạngMong nhớ một ngày biệt mù tăm

Ngũ ngôn bát cú

Cũng là từ bài thất ngôn bát cú bỏ hai chữ đầu ở mỗi câu mà thành, luật bằng trắc, niêm và vần ở các chữ còn lại vẫn giữ nguyên.

Yết hậu

Yết Hậu3 (yết: nghỉ; hậu: sau) là lối thơ có ba câu trên đủ chữ, còn câu cuối cùng chỉ có một chữ.

Ví dụ: bài Lươn

Cứ nghĩ rằng mình ngắn,Ai ngờ cũng dài đường.Thế mà còn chê trạch:Lươn!Vô Danh

Ví dụ: Cha con đánh cờ

Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc giàCha con vui vẻ bày cờ raĐồng xanh gió mát trà thơm ngát- Ha!Không - Một! Xưa nay ai chả lầm- Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâmLâng lâng quý tử ngâm thơ luậtR...ầ...m!Trước ngõ chỏng chơ tướng sĩ bồNgoài sân cao thủ khóc nhi nhô- Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ!- Dzô!Nắng đã khuất dần phía núi xaCơm canh lên khói đợi trong nhàDưới thềm xe ngựa còn rầm rộ- Chà!Trường Văn Nguyễn Phước Thắng